- Trang chủ /
- Thông tin y tế /
- Chậm kinh nguyệt có sao không?
Chậm kinh nguyệt có sao không?
- Cập nhật: 05/10/2024
- Tác giả: Bác sĩ Lê Văn Tiến
Như đã biết, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ kinh nguyệt thứ nhất đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của chu kỳ thứ 2, nếu đến thời gian có kinh nhưng không thấy kinh nguyệt xuất hiện hoặc sau 35 ngày vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện thì gọi là chậm kinh nguyệt.
Để giải đáp thắc mắc này của chị em chúng tôi xin chia sẻ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về hiện tượng chậm kinh nguyệt ở nữ giới dưới đây..
Nguyên nhân dẫn đến chậm kinh nguyệt
Hầu hết mỗi người phụ nữ đều trải qua giai đoạn chậm kinh nguyệt ít nhất 1 lần trong đời. Chậm kinh nguyệt có thể là dấu hiệu báo có thai kỳ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào đó. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm kinh:
Do mang thai: Nguyên nhân đầu tiên mà mọi người thường hay nghĩ đến đó là mang thai. Đối với chị em đã từng quan hệ và không sử dụng biện pháp an toàn nào để bảo vệ thì nguy cơ có thai là rất cao. Để biết chính xác bạn nên mua que thử thai.
Dùng thuốc tránh thai quá nhiều: Khi bạn quá lạm dụng thuốc tránh thai khiến tử cung bị bào mỏng dẫn đến hiện tượng chậm kinh. Nếu gặp tình trạng này trong khi sử dụng thuốc tránh thai bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có biện pháp sử lý thích hợp.
Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột: Khiến các hoocmôn tăng cao hoặc giảm đi bất ngờ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đi khám đế có cách khắc phục.
Stress: Khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt và bạn gặp phải chuyện gì đó căng thẳng, lo lắng, muộn phiền, lo âu, suy nghĩ quá nhiều, tâm trạng không ổn định,... khiến ức chế sự rụng trứng làm chu kỳ kinh nguyệt đến chậm.
Sử dụng chất kích thích: Bạn có thói quen uống rượu, hút thuốc,..gây ảnh hưởng đến hoocmôn sinh sản và gây rối loạn kinh nguyệt.
Mắc bệnh phụ khoa: Bạn bị mắc bệnh phụ khoa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Mãn kinh sớm: Khi chị em dưới 40 tuổi bị suy buồng trứng thì lượng hoocmôn bị thiếu hụt đáng kể dẫn đến chậm kinh, tắt kinh kèm triệu chứng người mệt mỏi, nóng, sốt nhẹ, khô âm đạo,...
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đế hiện tượng chậm kinh nguyệt thường gặp. Nếu chị em muốn tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân cần đến các cơ sở y tế để được khám và trẩn đoán cụ thể.
Chậm kinh nguyệt có sao không?
Đã có rất nhiều chị em chủ quan bỏ qua hiện tượng chậm kinh nguyệt mà không biết rằng chậm kinh nguyệt có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới không thể xem thường.
- Chậm kinh do rối loạn nội tiết tố khiến chị em thường lo lắng, căng thẳng, khó chịu, bứt dứt trong người nên dễ nổi nóng, cáu gắt, cơ thể suy nhược,...
- Chậm kinh nguyệt khiến chị em khó xác định được thời điểm rụng trứng bỏ lỡ thời điểm vàng thụ thai, ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
- Một số bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung… nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Chậm kinh nguyệt còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc và xáo trộn hoạt động sinh lý ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
Làm gì khi bị chậm kinh nguyệt?
Chậm kinh nguyệt sẽ không tự khỏi nếu không được khắc phục và điều trị đúng cách cũng như không thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Khi có dấu hiệu chậm kinh nguyệt chị em nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.
Theo đó, tùy theo nguyên nhân và mức độ của hiện tượng chậm kinh nguyệt ở từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
-
Điều trị nội khoa: bằng cách sử dụng các loại thuốc để điều hòa kinh nguyệt khắc phục hiện tượng chậm kinh nguyệt trong trường hợp rối loạn nội tiết tố, bệnh phụ khoa dạng nhẹ.
- Điều trị ngoại khoa: áp dụng các thủ thuật ngoại khoa để điều trị triệt để các bệnh phụ khoa gây ra hiện tượng chậm kinh nguyệt để chấm dứt tình trạng chậm kinh nguyệt.
Ngoài ra chị em nên thực hiện các lời khuyên dưới đây để phòng chống và hỗ trợ điều trị chậm kinh nguyệt:
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh tâm trạng lo lắng, căng thẳng.
- Có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tích cực vận động với các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là trong những ngày kinh nguyệt để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
- Tuyệt đối không nên tự ý mua và uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu phụ khoa bất thường.
Có thể bạn quan tâm:
- Chậm kinh 2 ngày có phải mang thai
- Cách điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà hiệu quả
Hy vọng những thông tin về vấn đề chậm kinh nguyệt có sao không đã giúp chị em biết rõ hơn những ảnh hưởng có thể gặp phải khi bị chậm kinh nguyệt và cách khắc phục hiệu quả hiện tượng chậm kinh nguyệt.
- Phân biệt ngứa âm đạo và bệnh xã hội 05/10/2024
- Cách khắc phục hiện tượng ra máu sau kinh nguyệt 05/10/2024
- Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì 05/10/2024
- 7 Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung 05/10/2024
- 7 sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Các ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Chậm kinh 2 tháng thử que 1 vạch, có sao không? 05/10/2024
- Cách điều trị kinh nguyệt không đều 05/10/2024