- Trang chủ /
- Thông tin y tế /
- Làm sao để hết đau bụng kinh khi có kinh nguyệt
Làm sao để hết đau bụng kinh khi có kinh nguyệt
- Cập nhật: 05/10/2024
- Tác giả: Bác sĩ Lê Văn Tiến
Vậy làm sao để khắc phục 'nỗi ám ảnh' này? Sau đây sẽ là một số gợi ý của các chuyên gia nhằm giảm sự phiền toái ngày 'đèn đỏ', chị em hãy cùng tham khảo nhé!
Triệu chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh là hiện tượng chị em bị đau vùng hạ vị xuất hiện trong thời gian hành kinh hoặc trước khi có kinh. Có trường hợp đau bụng kinh âm ỉ kéo dài suốt chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể là đau từng cơn dữ dội kèm theo các triệu chứng đặc trưng khác.
Những dấu hiệu của chứng đau bụng kinh bao gồm:
Bụng dưới và vùng hạ vị đau âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn, có thể lan xuống vùng thấp và đùi.
- Có cảm giác căng cứng ở ngực, đầu ngực hơi đau.
- Đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu.
- Đau bụng đi vệ sinh thường xuyên, tiêu chảy.
- Chân tay bủn rủn, chóng mặt, hoa mắt.
- Mẫn cảm, dị ứng với một số mùi.
- Có trường hợp đau dữ dội có thể ngất xỉu.
Có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác của cơ thể trong những ngày trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt khiến người khó chịu bạn có thể liên lạc ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn thêm về các triệu chứng trên.
Nguyên nhân đau bụng kinh
Đau bụng kinh được chia ra làm 2 loại đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Nguyên nhân đau bụng kinh chủ yếu được tổng hợp chủ yếu từ các vấn đề dưới đây:
Cổ tử cung hẹp khiến máu kinh tắc nghẽn, tử cung phải co bóp mạnh để có thể đẩy máu kinh ra.
- Tử cung có vị trí bất thường, tử cung ngả sau hay phía trước đều ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh.
- Tử cung hoạt động quá mức, co thắt trong thời gian dài khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu và gây đau bụng kinh.
- Bệnh lạc nội mạc tử cung gây nên tình trạng đau bụng kinh.
- Bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, viêm tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung...
- Mẫn cảm với cảm giác đau.
Cách chữa đau bụng kinh tại nhà
Chị em có thể chữa đau bụng kinh bằng các mẹo đơn giản tại nhà hiệu quả dưới đây:
Chế độ ăn bổ sung nhiều dinh dưỡng
Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B như cá, thịt bò, sữa...vitamin E thiamine và Omega-3, trái cây tươi, rau củ và thực phẩm có chất xơ, ngoài ra sữa chua và những thực phẩm nhiều canxi cũng giúp giảm nguy cơ đau bụng kinh hữu hiệu.
Chườm bụng dưới bằng nước ấm
Chị em có thể sử dụng túi chườm thường xuyên khi đi làm và đi học, chườm ấm giúp khí huyết ứ trệ dễ dàng lưu thông và chảy ra ngoài dễ dàng đồng thời giữ ấm cho cơ thể.
Tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần luôn thoải mái
Những bài tập chuyển động cơ bụng, vùng xương chậu làm thúc đẩy tuần hoàn máu, tập thể dục đều đặn mang đến cho bạn một tinh thần thoải mái, không áp lực, không stress bạn sẽ không còn gặp tình trạng rối loạn hormone, đau bụng kinh nữa.
Lưu ý: Đối với các trường hợp đau bụng dữ dỗi, máu kinh ra nhiều, tụt huyết áp, ngất xỉu chị em nên đi khám phụ khoa ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời, không nên coi thường các triệu chứng của đau bụng kinh.
Đối với những trường hợp đau bụng kinh có nguyên nhân từ các bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… thì tùy vào từng trường hợp mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp đối với từng trường hợp.
Trường hợp đa nang buồng trứng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng cách sử dụng ống nội soi thành bụng chuyên dụng dùng trong y tế. Hoặc một số trường hợp cần thiết có thể phải cắt bỏ buồng trứng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của nữ giới.
Nếu bắt nguồn từ lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi bảo tồn áp dụng cho những trường hợp vẫn có nhu cầu sinh con trong tương lai. Ngoài ra, có thể cắt bỏ tử cung toàn phần cho những trường hợp không có nhu cầu mang thai.
Với những trường hợp đau bụng kinh do u xơ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho những trường hợp có khối u trên 8cm, xuất hiện những biến chứng mà dùng thuốc không có hiệu quả hoặc có thêm các biến chứng như loạn sản cổ tử cung, sa sinh dục, u nang buồng trứng.
Còn đối với những trường hợp polyp tử cung, bác sĩ sẽ xem xét kỹ càng rồi chỉ định cắt bỏ hoặc phẫu thuật tùy vào từng trường hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng việc điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nếu chị em còn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề Đau bụng kinh nguyệt, hãy nhấp vào bảng bên dưới để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.
- Phân biệt ngứa âm đạo và bệnh xã hội 05/10/2024
- Chậm kinh nguyệt có sao không? 05/10/2024
- Cách khắc phục hiện tượng ra máu sau kinh nguyệt 05/10/2024
- Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì 05/10/2024
- 7 Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung 05/10/2024
- 7 sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Các ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Chậm kinh 2 tháng thử que 1 vạch, có sao không? 05/10/2024