- Trang chủ /
- Thông tin y tế /
- Tại sao không có kinh nguyệt? Điểm mặt 10 nguyên nhân thường gặp
Tại sao không có kinh nguyệt? Điểm mặt 10 nguyên nhân thường gặp
- Cập nhật: 05/10/2024
- Tác giả: Nguyễn Thủy Tiên
Khoảng thời gian mất kinh này có thể ngắn, có thể dài tuy nhiên, bị mất kinh khoảng từ 3 tháng trở lên được gọi hiện tượng không có kinh nguyệt.
Không có kinh nguyệt có thể là dấu hiệu xấu cảnh báo sức khỏe sinh sản của chị em không được đảm bảo.
Nguyên nhân không có kinh nguyệt
Dựa vào nguồn gốc gây hiện tượng vô kinh mà có thể chia các nguyên nhân gây hiện tượng này như sau.
Dựa vào thời gian
- Không có kinh nguyệt nguyên phát: hiện tượng chị em không thấy kinh nguyệt từ lúc dậy thì cho tới khi 18 tuổi.
- Không có kinh nguyệt thứ phát: hiện tượng chị em phụ nữ đã có chu kỳ kinh nguyệt nhưng bị mất do nhiều nguyên nhân như bệnh phụ khoa, mang thai...
Dựa vào tác nhân gây mất kinh nguyệt
- Không có kinh nguyệt sinh lý: là hiện tượng vô kinh do phụ nữ đang mang thai, đang ở giai đoạn mãn kinh; vô kinh sinh lý là trường hợp bình thường, chị em không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
- Không có kinh nguyệt bệnh lý: do một tác nhân như viêm tuyến yên, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung...gây ra; đây là hiện tượng bất thường ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chị em nên phải đi khám phụ khoa và điều trị kịp thời.
Một trường hợp khác đó là không có kinh nguyệt giả hay còn gọi là bế kinh tình trạng chị em có kinh nguyệt nhưng bị bế tắc do cổ tử cung hẹp, do màng trinh quá nhỏ...gây nên.
Vô kinh nguyên phát
Tình trạng vô kinh nguyên phát chủ yếu do các khuyết tật bẩm sinh của cơ quan sinh sản.
- Không có buồng trứng: không có buồng trứng đồng nghĩa với việc nữ giới không có kinh nguyệt.
- Buồng trứng bị teo: buồng trứng không phát triển đầy đủ nên không có hiện tượng rụng trứng từ đó dẫn tới vô kinh.
- Teo tuyến yên: khiến cơ thể thiếu hụt hormone giới tính dẫn đến tình trạng như tuyến vú không phát triển, lông mu và các dấu hiệu sinh sản không xuất hiện, vô kinh.
- Không có tử cung: khuyết thiếu tử cung bẩm sinh cũng sẽ không có kinh nguyệt.
- Không có âm đạo: âm đạo bị khuyết thiếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô kinh nguyên phát ở nữ giới.
Lưu ý: xác định nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát dựa vào một số dấu hiệu.
- Nếu như có tuyến vú và lông mu không phát triển thì buồng trứng hoạt động kém hoặc không hoạt động, có thể chị em bị teo buồng trứng hoặc tuyến yên bẩm sinh.
- Nếu tuyến vú và lông mu của vẫn phát triển bình thường tức là buồng trứng hoạt động một cách bình thường, trường hợp này là có thể do chị em không có âm đạo, màng trinh, hoặc là màng trinh không thủng, hoặc cũng có thể là bạn không có tử cung.
Vô kinh thứ phát
Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát
- Suy buồng trứng: buồng trứng kém hoạt động, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt
- Bệnh phụ khoa: các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, ung thư buồng trứng...cũng là nguyên nhân khiến buồng trứng tạm ngưng hoặc hoạt động chậm lại, từ đây dẫn đến hiện tượng vô kinh.
- Rối loạn nội tiết tố: rối loạn hoạt động nội tiết tố ở tuyến vỏ thượng thận, ở tuyến giáp hay tuyến yên sau sinh nở, sảy thai hoặc phá thai.
- Rối loạn tâm lý: tâm lý không ổn đinh, chịu tổn thương lớn về tinh thần, căng thẳng stress kéo dài cũng có thể khiến chị em mất kinh.
- Mang thai: chị em không có kinh nguyệt khi mang thai, nếu không thấy kinh nguyệt chị em nên đi kiểm tra xem mình có đang mang thai hay không.
- Nạo phá thai: Chị em phụ nữ đang gặp phải tình trạng dính buồng tử cung sau khi nạo phá thai nhiều lần hay do bị lao sinh dục.
Lưu ý: Tất cả các trường hợp chị em bị vô kinh thứ phát trên ba tháng đều nên đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nên nặng mới tiến hành chữa trị.
Làm gì khi không có kinh nguyệt?
Nghi ngờ vô kinh nguyên phát
- Trường hợp chị em trên 18 tuổi mà bạn vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện thì lúc này nên đi phòng khám phụ khoa kiểm tra.
- Chị em không có kinh và không bị đau bụng khi đến chu kỳ, kèm theo đó là tình trạng lông mu và vú không phát triển thì bạn cần phải đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây ra.
- Chị em chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện nhưng lông mu và vú vẫn phát triển bình thường thì bạn không cần quá lo lắng bởi có thể bạn chỉ bị chậm kinh hơn những người khác.
- Một số trường hợp như màng trinh bịt kín âm đạo thì có thể tiểu phẫu tạo lỗ trên màng trinh khá đơn giản.
- Trường hợp do khuyết thiếu buồng trứng, tử cung, âm đạo thì y học bó tay.
Nghi ngờ vô kinh thứ phát
- Kiểm tra xem bản thân có phải đang mang thai hay không bằng que thử thai hoặc đi siêu âm.
- Trước khi mất kinh chị em có nạo phá thai kèm với đó là tình trạng đau bụng âm ỷ, khi hư ra nhiều thì có khả năng chị em bị dính tử cung, thủng tử cung...cần đi khám kiểm tra gấp.Mất kinh nguyệt nhiều tháng đi kèm hiện tượng mọc râu, lông bụng như nam giới thì có khả năng vỏ thượng thận tiết hóc môn nam hoặc bị u nang buồng trứng.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
- 6 triệu chứng cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm
- Địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
Nếu chị em còn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề "Không có kinh nguyệt", hãy nhấp vào bảng bên dưới để được các bác sĩ Trung Tâm Y Tế Huyện Núi Thành tư vấn và giải đáp miễn phí.
- Phân biệt ngứa âm đạo và bệnh xã hội 05/10/2024
- Chậm kinh nguyệt có sao không? 05/10/2024
- Cách khắc phục hiện tượng ra máu sau kinh nguyệt 05/10/2024
- Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì 05/10/2024
- 7 Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung 05/10/2024
- 7 sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Các ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Chậm kinh 2 tháng thử que 1 vạch, có sao không? 05/10/2024