- Trang chủ /
- Thông tin y tế /
- Viêm niệu đạo có tự khỏi được không
Viêm niệu đạo có tự khỏi được không
- Cập nhật: 12/09/2024
- Tác giả: Bác sĩ Lê Văn Tiến
Viêm niệu đạo có tự khỏi được không ? là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người, mỗi ngày chuyên gia của phòng khám đa khoa Thái Hà đều nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan tới vấn đề này. Bệnh viêm niệu đạo tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Sau đây chuyên gia sẽ tư vấn giúp các bạn, hy vọng các bạn có thể dựa vào những thông tin mà chuyên gia đã cung cấp để có biện pháp điều trị phù hợp khi mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe sao cho an toàn.
Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi được không ?
Viêm niệu đạo là gì ? Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng tại niệu đạo, gặp ở cả nam giới và nữ giới (tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới do lỗ niệu đạo của nữ nằm gần phía trên âm đạo và hậu môn), gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh (nhất là vi khuẩn E.coli), tác dụng phụ của thuốc, phẫu thuật không bảo đảm an toàn, sử dụng chất kích thích, …
Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi được không ? Các chuyên gia xin trả lời là không. Khi đã mắc bệnh viêm niệu đạo, không có chuyện không chữa trị có thể tự khỏi. Thực tế cho thấy có rất nhiều người mắc bệnh viêm niệu đạo đã chủ quan không chữa trị, khi tới khám thì bệnh thì đã ở giai đoạn nặng khiến cho việc chữa trị trở nên rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Bệnh viêm niệu đạo nếu không được chữa trị kịp thời hoặc chữa trị nhưng không dứt điểm có thể khiến cho viêm nhiễm lây lan gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh, viêm bàng quang, suy thận mãn tĩnh, .... Vậy thì có cách nào điều trị bệnh viêm niệu đạo hiệu quả ?
Cách điều trị bệnh viêm niệu đạo hiệu quả ?
Cách điều trị bệnh viêm niệu đạo cũng rất đơn giản, cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hiện nay cách điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc được coi là cách điều trị chủ yếu và hiệu quả. Khi sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân cần hết sức chú ý tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất có thể, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng xấu do thuốc gây ra.
Chuyên gia cho biết, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng mức độ viêm nhiễm của bệnh nhân tới khám để xây dựng phác đồ điều trị bằng thuốc với các liệu trình điều trị cho phù hợp, sao cho rút ngắn được thời gian điều trị mà vẫn đem lại hiệu quả như mong muốn.
Các loại thuốc được dùng chủ yếu là thuốc kháng sinh, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm của bệnh viêm niệu đạo, được chia ra thành nhiều loại với các liệu trình khác nhau. Nếu bệnh nhân sử dụng loại thuốc nào đó nhưng không có hiệu quả sẽ được đổi sang loại thuốc khác.
Bởi vì thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo có thể sản sinh ra loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe, gây ra tác dụng phụ không tốt nên bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc khác có tác dụng khắc phục những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm niệu đạo cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe bằng cách điểu chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Bệnh nhân nên uống nhiều nước (tăng cường bài tiết nước tiểu để nhờ đó loại bỏ vi khuẩn gây hại qua đường tiểu), sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng (giàu kẽm, viatmin và omega3 để tăng cường sức đề kháng của cơ thể), nghỉ ngơi nhiều, kiêng quan hệ tình dục (tránh để viêm nhiễm nặng hơn), tránh xa những chất kích thích gây hại, …
Với những thông tin mà các chuyên gia của Trung Tâm Y Tế Huyện Núi Thành đã cung cấp như ở trên, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc viêm niệu đạo có tự khỏi được không. Các bạn hãy liên hệ với phòng khám theo số điện thoại để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám
- Phân biệt ngứa âm đạo và bệnh xã hội 05/10/2024
- Chậm kinh nguyệt có sao không? 05/10/2024
- Cách khắc phục hiện tượng ra máu sau kinh nguyệt 05/10/2024
- Hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt báo hiệu điều gì 05/10/2024
- 7 Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung 05/10/2024
- 7 sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Các ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh phụ khoa 05/10/2024
- Chậm kinh 2 tháng thử que 1 vạch, có sao không? 05/10/2024